Các loại chi phí thẻ tín dụng là một trong những yếu tố khiến khách hàng phải tham khảo nên lựa chọn mở thẻ nào và của Ngân hàng là hợp lý. Đây là một loại thẻ với rất nhiều công năng, tiện ích. Vì thế, nó cũng bao gồm nhiều loại phí khác nhau. Việc nắm rõ các loại phí thẻ sẽ giúp chủ thẻ tránh được một số khoản phí phát sinh không cần thiết.
Các loại chi phí thẻ cần biết khi mở thẻ
Phí thẻ tín dụng là loại chi phí mà Ngân hàng hay tổ chức phát hành thẻ yêu cầu khách hàng phải thanh toán mỗi khi khách hàng có nhu cầu mở thẻ hay sử dụng để thực hiện bất cứ giao dịch nào
Mặc dù mỗi Ngân hàng sẽ quy định mỗi giá trị mức phí khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung đa số tất cả các Ngân hàng đều áp dụng các mức phí này cho thẻ tín dụng.
Phí phát hành thẻ tín dụng
Phí phát hành thẻ là loại phí đầu tiên mà khách hàng cần phải đóng khi mở thẻ tín dụng. Phí phát hành thẻ có thể hiểu là mức phí khách hàng phải trả để đăng ký làm thẻ tín dụng. Phí phát hành phụ thuộc vào từng loại thẻ, hạng thẻ, ngân hàng khác nhau. Mức phí này dao động từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều ngân hàng miễn phí phát hành thẻ. Nhằm tạo điều kiện cho khách hàng đăng ký mở thẻ tín dụng dễ dàng hơn. Đặc biệt, khi mở thẻ tín dụng phụ, phí phát hành thẻ sẽ được miễn phí hoàn toàn.
Phí thường niên thẻ tín dụng
Đây là một loại phí thẻ được thu một năm một lần để duy trì việc sử dụng thẻ tín dụng. Chủ thẻ cần phải nộp khoản phí này cho đến khi thẻ hết hạn hoặc không muốn sử dụng thẻ nữa. Mức phí thường niên của thẻ thường cao hơn phí thường niên thẻ ATM thông thường rất nhiều vì đa số mức phí này được tính theo năm.
Các ngân hàng thường thu phí thường niên từ 200.000 đồng – 1.000.000 đồng tùy từng hạng thẻ, loại thẻ. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều ngân hàng miễn phí thường niên năm đầu cho một số dòng sản phẩm thẻ. Ví dụ như thẻ tín dụng Visa HSBC, thẻ tín dụng Visa Premium Vietinbank,…
Phí rút tiền mặt thẻ tín dụng
Chủ thẻ cũng có thể rút tiền mặt thẻ tín dụng tại ATM. Tuy nhiên, mức chi phí phải thanh toán cho hành động rút tiền mặt từ thẻ sẽ khá cao. Thông thường, chủ thẻ sẽ phải chịu phí từ 3 – 4%/số tiền rút (tối thiểu từ 50.000 đồng/giao dịch). Vì vậy, các ngân hàng không khuyến khích khách hàng rút tiền thẻ tín dụng. Mà chỉ sử dụng chức năng này khi thực sự cần thiết.
Phí chậm thanh toán/Phí trả chậm
Nguyên tắc hoạt động của thẻ tín dụng là chi tiêu trước, hoàn trả sau. Vì vậy, khi đến hạn thanh toán, chủ thẻ phải hoàn trả lại số tiền đã chi tiêu bằng thẻ tín dụng. Khi không thanh toán dư nợ tín dụng đúng hạn sẽ phải chịu phí chậm thanh toán.
Phí chậm thanh toán thông thường dao động từ 4 – 6%/số tiền chậm thanh toán. Ngoài ra, chủ thẻ còn phải chịu thêm lãi suất thẻ tín dụng theo quy định của ngân hàng.
Phí vượt hạn mức tín dụng
Khi mở thẻ tín dụng, ngân hàng sẽ cấp cho mỗi chủ thẻ một hạn mức nhất định. Hạn mức tín dụng này phụ thuộc vào khả năng tài chính cũng như lịch sử tín dụng của chủ thẻ. Chủ thẻ chỉ có thể chi tiêu trong hạn mức đó. Nếu như có các khoản chi tiêu vượt hạn mức thì sẽ bị tính phí vượt hạn mức. Loại phí thẻ tín dụng này dao động từ 50.000 – 100.000 tùy từng ngân hàng.
Phí chuyển đổi ngoại tệ
Phí chuyển đổi ngoại tệ là loại phí phát sinh khi chủ thẻ giao dịch tại nước ngoài. Hoặc thực hiện các giao dịch không bằng tiền Việt Nam mà bằng tiền của nước khác. Mức phí chuyển đổi ngoại tệ này được tính trên tổng số tiền sử dụng giao dịch ngoại tệ.
Ví dụ, ngân hàng HSBC áp dụng mức phí chuyển đổi ngoại tệ là 4%/giá trị giao dịch. Ngân hàng Vietcombank thì áp dụng mức phí chuyển đổi ngoại tệ là 2,5%/giá trị giao dịch.
Phí cấp lại thẻ
Trong trường hợp bị thất lạc, bị hư hỏng thẻ tín dụng chủ thẻ có thể xin cấp lại thẻ tín dụng mới. Khoản phí cấp lại thẻ mới cũng là một loại phí thẻ tín dụng. Khoản phí này thường tương đương với phí phát hành thẻ .
Đặc biệt, đối với những khách thân thiết, một số ngân hàng có chính sách giảm giá cho chi phí cấp lại thẻ. Và khi cấp lại thẻ tín dụng, chủ thẻ cũng không cần phải thực hiện lại các thủ tục đăng ký mở thẻ như ban đầu.
Phí in bảng sao kê
Phí in bảng sao kê áp dụng trong trường hợp chủ thẻ muốn nhận bản in sao kê tín dụng mà ngân hàng gửi hàng tháng. Bởi thông thường, ngân hàng sẽ chỉ gửi bảng sao kê qua e-mail của chủ thẻ.
Để nhận bản in sao kê, chủ thẻ phải đến trực tiếp ngân hàng phát hành thẻ để làm thủ tục. Phí in bảng sao kê dao động từ 50.000 đến 100.000 đồng tùy từng ngân hàng.
Phí hủy thẻ
Đây là một loại phí phải đóng khi khách hàng không còn nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng nữa và muốn hủy thẻ. Mỗi ngân hàng sẽ áp dụng một mức phí hủy thẻ khác nhau. Thông thường, phí hủy thẻ tín dụng tối thiểu từ 50.000 đồng. Tuy nhiên, cũng có những ngân hàng miễn phí hủy thẻ, ví dụ như VPBank.
Phí hủy thẻ không đáng kể nhưng bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi hủy thẻ để tránh ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng.
Trên đây là những loại chi phí của thẻ tín dụng thường thấy trong quá trình sử dụng thẻ tín dụng. Mỗi loại phí sẽ áp dụng trong những trường hợp khác nhau. Vì vậy, tìm hiểu thật kỹ các loại chi phí sẽ giúp bạn có thể biết nên mở và sử dụng thẻ nào là hợp lý nhất cho nhu cầu sử dụng của bản thân .
Thông tin liên hệ:
+ Website: www.ruttienmat.com
+ Phone 24/7: Hotline – 0977 644 855 – 0903 677 375
+ Tư Vấn Khách Hàng: 8:00 – 21:00 hàng ngày (kể cả Thứ Bảy, Chủ Nhật).